Thị trường bất động sản năm mới sôi động hơn?

Sự thận trọng thể hiện ở việc thay vì rót vốn trực tiếp để đầu tư dự án như trước kia, nhà đầu tư đều hợp tác với đối tác trong nước, những doanh nghiệp có sẵn quỹ đất và am hiểu thị trường nội địa.

Thị trường (BĐS) năm 2016 được các chuyên gia dự báo bước vào chu kỳ mới sôi động hơn với nhiều yếu tố cạnh tranh ngoài giá.

Bất động sản tháng đầu năm 2016: Giá ổn định, thanh khoản tăng cao

Báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) nêu nhận định khái quát, thị trường tháng 1/2016 khá ổn định, giá cả ít biến động.

Lượng giao dịch trong tháng 1 năm nay tương đương với tháng 12/2015 liền kề và có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tại Hà Nội, trong tháng 1 có khoảng 1.600 giao dịch thành công, tương đương với lượng giao dịch của tháng 12/2015 và tăng 3% so với cùng kỳ 2015. Nhiều dự án nhà ở cũng được mở bán trong tháng cận Tết Nguyên đán này. Điểm đáng chú ý là không chỉ các dự án có giá trung bình mà nhà ở cao cấp cũng được nhiều chủ đầu tư giới thiệu ra thị trường trong đợt này.

Tại TPHCM, thị trường cũng cán mức 1.600 giao dịch thành công trong tháng 1, tăng khoảng 3% so với tháng trước và tăng khoảng 10% so với cùng kỳ 2015. Thanh khoản của thị trường tăng cao, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1-2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn được giao dịch nhiều.

Về giá cả, tháng đầu tiên của năm, giá nhà tương đối ổn định. Tại một số dự án có vị trí đẹp, giao thông thuận lợi, triển khai đúng tiến độ, giá chào bán tăng nhẹ.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Vu Xuân Thiện cho biết, tại Hà Nội, do thị trường đang có chuyển biến tích cực, do vậy các dự án chung cư có vị trí đẹp, giao thông thuận lợi, hạ tầng đầy đủ giá chào bán tăng nhẹ so với thời điểm mở bán. Thị trường nhà liền kề, biệt thự giá cả ít biến động.

Tại TPHCM, thị trường căn hộ với việc mở bán hàng loạt các dự án nhà ở diện tích vừa và nhỏ khiến cho giá nhà ở những tháng gần đây tương đối ổn định, không có nhiều biến động. Phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng nhẹ ở các dự án đã và đang triển khai.

Thông tin trên báo Tri thức Trực tuyến, các chuyên gia bất động sản nhận định, những chuyển biến của kinh tế vĩ mô và xu hướng hợp tác quốc tế như điều chỉnh tỷ giá, giảm lãi suất tiền gửi đô la Mỹ cùng sự tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát… sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo giới , thị trường đang bước vào chu kỳ mới, yếu tố cạnh tranh không hẳn nằm ở chính sách giá, mà còn nhiều yếu tố khác, nhất là khi người mua càng ngày càng quan tâm vấn đề thiết kế, chất lượng, tiện ích… Chỉ những dự án có chủ đầu tư uy tín, tiến độ đảm bảo, thiết kế căn hộ thông thoáng, đầu tư bài bản cho môi trường sống và cảnh quan mới trụ vững.

Ông MacGregor, Tổng giám đốc điều hành Savills Việt Nam nhận định thị trường nhà ở tại TPHCM sẽ có thêm 16.500 căn hộ trong năm nay. Nhu cầu tiếp tục dẫn dắt thị trường, đẩy tất cả phân khúc lên đà phục hồi.

1 82549 Thị trường bất động sản năm mới sôi động hơn?

Thị trường bất động sản (BĐS) năm nay được các chuyên gia dự báo bước vào chu kỳ mới sôi động hơn với nhiều yếu tố cạnh tranh ngoài giá. (Ảnh minh họa).

Một dấu hiệu khả quan khác trên thị trường là tồn kho bất động sản tiếp tục giảm. Tính đến 20/1, tổng giá trị tồn kho với lĩnh vực bất động sản là khoảng 49.000 tỷ đồng, tức đã giảm tới gần 62% so với quý I/2013. Ngược lại, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực này lại tăng với mức tăng gần 20% so với thời điểm chốt năm 2014.

Cùng với sức ấm nóng lan tỏa trên thị trường, Phó Cục trưởng Vũ Xuân Thiện báo cáo, kết quả giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2015 đã tăng nhanh so với thời kỳ đầu thực hiện. Tổng số tiền đã cam kết đến gần cuối tháng 1/2016 là xấp xỉ 27.000 tỷ đồng (đạt 90% tổng giá trị toàn gói tín dụng), số tiền đã giải ngân là 17.000 tủ đồng (đạt 59%).

Trong đó, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay với hơn 40.000 hộ, tổng số tiền là 19.200 tỷ đồng (có 13.000 hộ vay để mua nhà ở xã hội, 22.300 hộ vay để mua nhà ở thương mại, 4.600 hộ vay để cải tạo, xây nhà mới. Xấp xỉ 40.000 hộ đã được giải ngân số tiền 13.7000 tỷ đồng.

Về phía doanh nghiệp, có 60 dự án đã được cam kết cho vay từ gói 30.000 tỷ đồng để làm nhà ở xã hội với số tiền 7.800 tỷ đồng.

2 nỗi lo của nhà đầu tư ngoại năm 2016

Thông tin trên báo Doanh nhân Sài Gòn, ông Stephen Wyatt – Tổng giám đốc Công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam cho biết, mặc dù nền kinh tế thế giới không ổn định, Việt Nam vẫn phát triển tốt trong năm qua. Bên cạnh đó, những sửa đổi bổ sung trong Luật Nhà đất và Luật Kinh doanh bất động sản đã đem đến những giải pháp tốt hơn cho ngành BĐS.

Nhìn chung, niềm tin đầu tư vào thị trường đã được cải thiện, việc mua và bán diễn ra sôi nổi hơn. Các nhà đầu tư hiện nay có thể được hưởng tỷ suất sinh lời 6 – 7% đối với BĐS nhà ở và 9 – 11% đối với bất động sản thương mại, tùy thuộc vào vị trí, thời gian hoàn thành và chất lượng xây dựng BĐS và thời gian ký kết của khách thuê.

Dự báo xu hướng thị trường BĐS Việt Nam 2016, ông Nguyễn Mạnh Hà – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cũng khẳng định, các luật và quy định mới đây dành riêng cho thị trường BĐS chặt chẽ hơn, nhưng cũng có những điều khoản mở rộng hơn cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện phát triển cho thị trường BĐS. Vì vậy, năm 2016, thị trường BĐS sẽ tiếp đà hội phục và phát triển mạnh hơn năm 2015.

Trong khi đó, theo ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, số lượng nhà tồn kho tại TP.HCM và Hà Nội đang giảm xuống 30%.

Với chiều hướng này, sẽ không thể có chuyện bong bóng BĐS trong vòng ba, bốn năm tới. Hiện nay, tín dụng BĐS đạt 342 ngàn tỷ đồng, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường tăng mạnh đã góp phần kích thích sự phục hồi khá mạnh mẽ của thị trường.

Tuy nhiên, nguồn vốn BĐS là vấn đề quan tâm hiện nay. Thực tế, các doanh nghiệp BĐS hầu như phải vay vốn để phát triển dự án, dù lãi suất đã thấp nhưng vẫn cao hơn thế giới. Vì vậy, DN trong nước đang có xu hướng “hợp tác” nguồn vốn từ nước ngoài.

Ông Jeff Foo – Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Singapore, cho biết, hiện có nhiều nhà đầu tư Singapore và các nước khác muốn vào Việt Nam sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định kinh tế song phương và đa phương.

Tuy nhiên, quan ngại của hầu hết các nhà đầu tư là Chính phủ Việt Nam có điều chỉnh chính sách về BĐS hay không trong 5 – 10 năm tới.

Một quan tâm khác là chính sách cần hết sức minh bạch và không thay đổi chóng vánh dựa trên tác động của môi trường kinh tế.

Ông Jeff Foo dẫn chứng: “Khi đầu tư vào một thị trường nào đó, cái khó của chúng tôi là vấn đề thuế, nhất là việc chuyển lợi nhuận về có bị đánh thuế không. Vì vậy, một khi thị trường BĐS Việt Nam có chính sách minh bạch và bền vững thì sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn”.

Mặc dù thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư và một số quỹ nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh tham gia thị trường Việt Nam, nhưng bước đi của họ cũng cho thấy sự thận trọng.

Sự thận trọng thể hiện ở việc thay vì rót vốn trực tiếp để đầu tư dự án như trước kia, nhà đầu tư đều hợp tác với đối tác trong nước, những doanh nghiệp có sẵn quỹ đất và am hiểu thị trường nội địa.

Đơn cử, khi hợp tác với Năm Bảy Bảy và An Gia, ông Toshihiko Muneyoshi – Chủ tịch Creed cho biết, việc hợp tác chỉ là bước khởi đầu, nếu thị trường BĐS tốt dần lên, quỹ này sẽ đầu tư vào các dự án mới.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>