Ngành gỗ đang trong tình trạng thiếu lao động trầm trọng
Ngay sau Tết, cơ sở sản xuất của Công ty Phú Long Tân (Lái Thiêu – Bình Dương) chỉ có gần 10 công nhân (CN) trở lại làm việc. Ông Nguyễn Quảng, giám đốc công ty, cho biết: “Nhiều CN nghỉ việc hoặc chuyển sang cơ sở khác khiến cho lao động của công ty không đủ để làm hàng xuất khẩu sang các nước”.
- Website Mạng Việc Làm sẽ giúp bạn có được những thông tin giúp bạn Tìm Việc Làm thậm chí là Tìm Việc Nhanh để trang trải cho cuộc sống!
Thiếu lao động có tay nghề
Nếu như trước đây, cơ sở sản xuất gỗ của Phú Long Tân có đến 100 lao động chuyên làm thớt gỗ xuất khẩu sang các nước thì hiện số lao động này chỉ còn khoảng 10 người. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu theo đơn đặt hàng cho các doanh nghiệp, trong những ngày đầu năm, công ty đã buộc phải gia công bên ngoài. Ông Quảng than: “Lắm lúc cần người nhưng không biết đào đâu ra, nhất là CN có tay nghề. Việc nhiều CN bỏ xưởng sang nơi khác làm việc đã khiến cho chúng tôi luôn gặp khó khăn trong sản xuất”.
|
Tại làng gỗ mỹ nghệ ở huyện Trảng Bom – Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, do thiếu hụt lao động nên nhiều cơ sở ở đây buộc phải thu hẹp sản xuất. Sản phẩm của làng là những mô hình như tàu, thuyền, xe hơi, mô tô và các vật dụng khác để đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu. Thế nhưng, khi có những hợp đồng lớn xuất khẩu, các cơ sở không dám nhận vì thiếu lao động. Theo ông Nguyễn Thành Nhân, chủ cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ Thành Nhân (huyện Trảng Bom), hiện cơ sở chỉ có hơn 20 lao động đang làm việc nên chỉ nhận những hợp đồng với số lượng hạn chế. “Riêng những hợp đồng lớn, tôi cũng không dám nhận vì không tìm đâu ra thợ có tay nghề” – ông Nhân than thở.
Trả lương cao cũng không giữ được người
- Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!
Hầu hết lao động trong ngành chế biến gỗ là lao động phổ thông. Để đảm nhận được công việc, họ thường được đào tạo trực tiếp tại nhà máy hay cơ sở sản xuất. Mức lương mà người lao động được trả không phải là thấp. Với lao động mới học việc, doanh nghiệp trả từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/ngày; còn lao động có tay nghề thì mức lương dao động từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng/ngày.
Ông Huỳnh Văn Lòng, chủ cơ sở đồ gỗ Minh Hạnh (huyện Hóc Môn – TPHCM), cho biết: “Tuy lương cao nhưng cũng rất khó giữ lao động bởi những người có tay nghề thường nhảy việc. Thậm chí, khi có tay nghề vững, họ có thể tự mở cơ sở sản xuất và làm theo quy mô nhỏ lẻ. Cho nên, nguồn nhân lực vốn không đáp ứng đủ lại càng thiếu hụt hơn”.
Để thu hút lao động, các doanh nghiệp chế biến gỗ thực hiện nhiều biện pháp để giữ người như cải thiện môi trường lao động, có chế độ ưu đãi, lương, thưởng… Ông Nguyễn Thành Nhân cho biết công ty luôn ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương, nhất là lớp thợ có tay nghề. Nhằm tăng lượng thợ giỏi gắn bó với nghề, công ty sẵn sàng nhận đào tạo người khuyết tật và có chính sách lương, thưởng cho đối tượng này như lao động bình thường.
Ngoài ra, lương thợ được tính dựa trên năng suất lao động. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo, cơ sở Thành Nhân còn đầu tư thêm máy móc, thiết bị hiện đại để từng bước tăng năng suất, cải thiện quy trình làm việc. “Trảng Bom rất cần hội nghề nghiệp để các cơ sở cùng ngành nghề hợp tác trên tinh thần hỗ trợ nhau phát triển. Nếu thực hiện được điều này, tôi tin rằng sẽ tháo gỡ được vấn đề chung như thiếu lao động hiện nay…” – ông Nhân nói.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636