Cách đặt cóc Thiềm Thừ trong nhà theo đúng phong thủy mang lại tài lộc cho gia chủ

Thiềm Thừ là sinh vật lưỡng cư, sống dưới nước nên thuộc hành Thủy, mà theo Ngũ hành tương sinh tương khắc, Thủy Hỏa kỵ nhau, vì vậy khi đặt Thiềm Thừ cần tránh các yếu tố, vật dụng mang hành hỏa như bếp, lò nướng… Thay vào đó, nên đặt Thiềm Thừ tại khu vực có thủy vượng để thúc đẩy tài khí, nhưng tránh việc quá nhiều “thủy” sẽ khiến cho tiền tài trôi đi.

Đặt Thiềm Thừ cho đúng cách như thế nào để hợp phong thủy?

Với hình tượng luôn ngậm đồng tiền trong miệng, Thiềm Thừ tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc về tiền bạc, thuận lợi trong kinh doanh.

Ngoài tên gọi Thiềm Thừ, dân gian còn gọi cóc ba chân bằng rất nhiều tên khác nhau như cóc phong thủy, cóc ngậm tiền, cóc tài lộc, cóc chiêu tài,…

Theo quan niệm dân gian, Thiềm Thừ là hiện thân của tài lộc và may mắn, nên thường được đặt ở trong nhà, quầy lễ tân hoặc quầy thu ngân của nhiều công ty, doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp châu Á).
 

Với các vật phẩm phong thủy như tỳ hưu phong thủy hay trang sức phong thủy như vòng thạch anhnhẫn phong thủyvòng phong thủy sẽ có tác dụng khác nhau như là tăng tài lộc trừ tà, tiêu tai giải nạn hay tăng may mắn cho người dùng

Vì vậy, cách đặt Thiềm Thừ phong thủy phù hợp nhất chính là tại vị trí tài vị của căn nhà/công ty (liên quan chặt chẽ tới tiền tài, gia sản… Thông thường hướng tài vị của căn nhà là vị trí đối diện với góc chéo của cửa nhà. Đồng thời vị trí của Thiềm Thừ còn được xác định dựa vào Ngũ hành bản mệnh của gia chủ, cùng với các yếu tố liên quan như cung, can, chi, mệnh hay bát tự để có thể xác định được phương hướng tài vị tốt nhất.

Tùy loại Thiềm Thừ mà đặt sao cho phù hợp. Đối với Thiềm Thừ ngậm đồng tiền trong miệng (Kim Thiềm Thừ) thì nên đặt quay mặt hướng vào nhà để đem tài vận về cho gia chủ, tuyệt đối không được đặt Thiềm Thừ quay ra ngoài, vì như thế sẽ có ngụ ý mang tiền tài thoát ra khỏi căn nhà. Trong khi đó, Thiềm Thừ không ngậm đồng tiền trong miệng thì có công dụng hóa giải tiểu nhân nên có thể đặt quay mặt ra ngoài.Một số lưu ý khi đặt Thiềm Thừ trong nhà

Xem Thêm:  Top 5 điều cần biết về phong thủy cho người mệnh Mộc

Nếu đặt Thiềm Thừ ở bàn thờ thổ địa thì cách đặt chính xác là phải quay về phía bên phải (theo hướng từ trong bàn thờ nhìn ra ngoài).

Thiềm Thừ là sinh vật lưỡng cư, sống dưới nước nên thuộc hành Thủy, mà theo Ngũ hành tương sinh tương khắc, Thủy Hỏa kỵ nhau, vì vậy khi đặt Thiềm Thừ cần tránh các yếu tố, vật dụng mang hành hỏa như bếp, lò nướng… Thay vào đó, nên đặt Thiềm Thừ tại khu vực có thủy vượng để thúc đẩy tài khí, nhưng tránh việc quá nhiều “thủy” sẽ khiến cho tiền tài trôi đi.

Vì là sinh vật ưa sạch sẽ nên gia chủ phải thường xuyên lau dọn khu vực Thiềm Thừ thì mới có thể mang lại nguồn tiền tài tốt nhất.

Khai quang Thiềm Thừ phong thủy sao cho đúng?

Để khai quang Thiềm Thừ phong thủy, gia chủ cần tiến hành như sau:

– Chọn ngày, giờ hoàng đạo đẹp để tắm rửa cho Thiềm Thừ. Lưu ý, nước tắm của Thiềm Thừ bao gồm nửa thùng nước mưa (thiên thủy) và nửa thùng nước giếng (địa thủy).

– Ngâm Thiềm Thừ trong nước tắm 3 ngày 3 đêm.

– Sau 3 ngày 3 đêm, đem ông Thiềm Thừ ra và dùng khăn sạch lau khô.

– Khai quang Thiềm Thừ: Dùng một chút nước chè vẩy vào mắt Thiềm Thừ. Lưu ý khi khai quang Thiềm Thừ phong thủy (khai quang điểm nhãn), gia chủ nên ở một mình để tránh làm ảnh hưởng tới thông nhân tính của Thiềm Thừ. Sau khi khai quang, Thiềm Thừ sẽ nhận bạn làm “chủ” và mãi mãi phù hộ bạn.

 

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>