Benjamin Graham Cách đầu tư để đầu cơ

Từ cuối 1928, đầu 1929,  đồng thời kinh doanh với công ty Graham Newman Partnership, Benjamin Graham dạy học ở trường Đại học Tổng hợp Columbia. Nhờ thế mà Benjamin Graham đã đào tạo nên rất nhiều nhà đầu cơ nổi tiếng sau này, trong đó xuất sắc nhất là Warren Buffet.
Benjamin Graham đã xóa nhòa ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ, biến cuộc chơi với tiền bạc trở thành môn khoa học và sáng lập ra trường phái đầu cơ riêng.
 
0720 benjamin graham 390x220 Benjamin Graham Cách đầu tư để đầu cơ

Trong thế giới đầu cơ có không ít nhà đầu cơ còn trở thành tác gia. Những tác phẩm của họ không chỉ đơn thuần là hồi ký về cuộc đời và sự nghiệp đầu cơ của họ, mà bao hàm cả triết lý và suy ngẫm riêng rút ra từ trải nghiệm thực tế. Nhưng chỉ có nhà đầu cơ Benjamin Graham được hậu thế bái làm thầy và tác phẩm của ông được coi là sách giáo khoa và cẩm nang đầu cơ.

Tự hào là nơi cung cấp thông tin mới sớm nhất chính xác nhất về thị trường nhà đất và tình hình các dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với website business để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệpđịnh hướng nghề nghiệp,  tình hình tài chính thế giớicách làm giàu!

 

Học từ thất bại

Từ hơn nửa thế kỷ nay, mỗi khi thế giới đầu cơ hay giới tài chính nhắc đến cái tên Benjamin Graham thì câu chuyện lập tức được chuyển hướng về phân tích chứng khoán, đến đầu tư vào giá trị và nhà đầu tư thông minh. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để có thể thấy hậu thế đánh giá như thế nào về Bejamin Graham. Sự nghiệp đầu cơ của Graham không dài lâu, nhưng những học trò của ông lại làm đình nổi đám trong thế giới đầu cơ và khiến cho những kẻ ngoại đạo phải nhìn nhận thế giới đầu cơ bằng con mắt nể phục và ngưỡng mộ chứ không dám khinh bạc và coi thường. Graham được coi là “sư tổ” của nghiệp vụ phân tích chứng khoán, phát triển chuyện tưởng rất đơn giản và kém hữu ích này thành môn khoa học thực thụ mà cho tới nay đã trở nên không thể thiếu được trên thị trường chứng khoán và tài chính. Từ phân tích chứng khoán, Graham đã tìm ra cách tiếp cận hoàn toàn mới cho hoạt động đầu tư tài chính, nhất là trong những trường hợp và hoàn cảnh mà đầu tư thì có thể thua và đầu cơ thì lại chắc thắng, đó là giá trị thật của doanh nghiệp và cổ phiếu bị che phủ bởi biến động thường nhật trên thị trường, bởi sự thiếu hiểu biết tường tận của nhà đầu tư và đầu cơ cũng như bởi tâm lý không ổn định của nhà đầu tư và đầu cơ ở thời điểm cần quyết định. Có thể thấy ẩn hiện ở đằng sau cách tiếp cận của Graham về đầu tư cũng như đầu cơ là nỗi lo về rủi ro. Graham muốn đảm bảo làm gì cũng phải chắc thắng, hoặc ít nhất thì cũng giảm rủi ro tới mức tối đa ngay từ đầu. Cái mà Graham muốn đạt được là chiến lược đầu cơ trên cơ sở rất an toàn, thắng đậm được nhiều không quan trọng và quyết định bằng không bị trắng tay.

Nỗi lo của Graham có cơ sở thực tế. Đó là hai lần Graham tận mắt chứng kiến bị lụn bại về tài chính. Benjamin Graham sinh ngày 9/5/1894 ở London và mất ngày 21/9/1976,  là người Do Thái, họ thật là Grossbaum. Năm Benjamin Graham mới 1 tuổi, bố mẹ đưa cả gia đình sang New York (Mỹ). Thời thế chiến thế giới thứ nhất, bố mẹ Benjamin quyết định đổi tên họ thành Graham vì cái tên Grossbaum nghe giống tên Đức và những cái tên Đức không được hoan nghênh ở nước Mỹ. Sau khi người cha qua đời, mẹ của Benjamin bị mất gần như tất cả tài sản trong các phi vụ đầu cơ và vay tiền để mua cổ phiếu như rất nhiều người Mỹ ở thời kỳ đó. Gia cảnh của nhà Graham khi đó vì thế mà rất túng quẫn. Tuy vậy, Benjamin Graham vẫn học rất giỏi và năm 20 tuổi đã tốt nghiệp trường Đại  học Tổng hợp Columbia, tuy chỉ là á khoa chứ chưa được thủ khoa. Benjamin Graham được đề nghị ở lại giảng dạy trong trường nhưng đã từ chối và bước vào thị trường chứng khoán Phố Wall để tự lập nghiệp.

Benjamin Graham thành lập Graham Newman Partnership, một dạng Quỹ đầu tư nhỏ rất phổ biến sau này. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã làm ông gần như phá sản. Hai lần thất bại, cho dù không phải do chính mình gây ra, đã hằn in dấu vết trong toàn bộ tư duy và chi phối hành động của Benjamin Graham từ đó về sau. Từ cuối 1928, đầu 1929,  đồng thời kinh doanh với công ty Graham Newman Partnership, Benjamin Graham dạy học ở trường Đại học Tổng hợp Columbia. Nhờ thế mà Benjamin Graham đã đào tạo nên rất nhiều nhà đầu cơ nổi tiếng sau này, trong đó xuất sắc nhất là Warren Buffet.

Học thuyết và trường phái đầu cơ riêng

Hai tác phẩm để đời của Benjamin Graham là “Securities Analysis” (Phân tích chứng khoán) xuất bản năm 1934 và “The Interligent Investor” (Nhà đầu tư thông minh) xuất bản năm 1946. Tác phẩm đầu tiên là sản phẩm chung của Graham với một một trò của mình tên là David Dodd. Nếu như Warren Buffet sau này trở thành học trò vận dụng thành công nhất và sáng tạo nhất học thuyết đầu cơ đầu cơ của Graham trên thực tế thì David Dodd là học trò xuất sắc nhất của Graham trên lĩnh vực lý thuyết. Trong hai tác phẩm ấy, Graham không chỉ mổ xẻ thị trường chứng khoán và tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán, mà còn phác hoạ ra chiến lược đầu cơ chung phù hợp với từng thời kỳ biến động của tỷ giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Chúng trở thành kinh điển và cẩm nang đối với tất cả cư dân của thế giới đầu cơ. Sức sống và tính thời sự của chúng thể hiện ở chỗ, nếu hậu thế làm theo những gì đã được trình bày và khái quát, đúc kết và khuyến nghị ở trong đó thì nhà đầu tư và đầu cơ chỉ có thể thắng chứ không thua. Vấn đề chỉ là ở chỗ những kẻ thực hành có thật sự tin như vậy hay không.

Ngày nay, khi đề cập đến sự nghiệp đầu cơ của Graham, thế giới đầu cơ thường chỉ nhắc đến một phi vụ đầu cơ nổi tiếng của Graham năm 1948. Khi đó, trên cơ sở những phân tích và dự báo về thị trường chứng khoán theo mô thức riêng dồn tích từ bao năm trước đấy, Graham quyết định đầu tư 25% vốn của mình vào công ty bảo hiểm GEICO.  Sau 8 năm, Graham đạt được tỷ lệ lợi nhuận là 1.635%. Năm 1956, Graham bán những cổ phẩn của mình ở GEICO, nhưng không phải vì lo ngại thua lỗ mà vì quyết định không kinh doanh gì nữa, không đầu tư và cũng chẳng đầu cơ nữa mà chỉ tập trung vào giảng dạy, tìm kiếm truyền nhân cho học thuyết, trường phái và triết lý đầu cơ của mình.

Cốt lõi của việc phân tích chứng khoán và chiến lược đầu tư vào giá trị (Value Investing) mà Graham khởi xướng đơn thuần xuất phát từ nhận thức cho rằng thị trường hoạt động không phải luôn hoàn hảo, tỷ giá không phải khi nào và trong trường hợp nào cũng thể hiện đúng và trung thực thực trạng của doanh nghiệp hay cổ phiếu. Hay nói cách khác, giữa tỷ giá và giá trị thật sự, còn gọi là giá trị bên trong, của doanh nghiệp và cổ phiếu, luôn có khoảng cách. Nếu tìm ra được sự khác biệt đó và một khi thấy tỷ giá thấp hơn giá trị bên trong – thường chỉ có thể định tính, chứ không thể định lượng được ấy –  thì nhà đầu tư hay nhà đầu cơ phải hành động, phải mua vào và chờ đến khi tỷ giá tăng lên cao hơn giá trị bên trong của doanh nghiệp hay cổ phiếu vì sớm hay muộn điều đó cũng sẽ xảy ra. Graham xoá nhòa ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ cũng chính ở đó vì bản chất của hành động là đầu tư, nhưng cách tư suy và tính toán lại phải là đầu cơ. Theo Graham, trên thị trường tài chính thì sẽ không đảm bảo hoàn toàn thành công nếu chỉ đầu tư thuần tuý và phải nhờ may rủi rất nhiều nếu như chỉ tập trung vào đầu cơ. Triết lý của Graham có thể gói gọn trong một câu duy nhất là “Đầu tư để đầu cơ”.

Phân tán rủi ro và kiên nhẫn là hai nhân tố không thể thiếu trong học thuyết đầu cơ của Graham. Không  được bỏ hết vốn liếng vào một loại cổ phiếu duy nhất và không được mua hết một loại cổ phiếu. Kiên nhẫn theo cách hiểu của Graham là hàng năm trời chứ không phải ngày hay tháng. “Nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư phải biết kiên nhẫn. Nhà đầu cơ thông minh là nhà đầu tư phải biết kiên nhẫn hơn”, câu nói này của Graham được coi như lời răn đối với cư dân của thế giới đầu cơ. Thật ra, Graham được thế giới đầu cơ suy tôn là nhà đầu cơ trứ danh không phải vì hoạt động đầu cơ của mình, mà vì đã trở thành người thầy của rất nhiều nhà đầu cơ trứ danh khác. 

Phong cách Cuộc Sống
Nhân vật Nổi Tiếng
Nội – Ngoại Thất
Tin Tức Chứng Khoán
Pháp luật Đời Sống
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>