Alwaleed Bin Talal vị hoàng tử yêu tiền

Đầu cơ bất động sản và chứng khoán là con đường mòn đối với tất cả những ai muốn khởi nghiệp đầu cơ. Talal không làm khác. Nhưng xem ra những thất bại ban đầu đã dạy cho Talal nên người. Chỉ trong vòng có 10 năm sau khi vay được khoản tiền đó, Talal có được tỷ USD đầu tiên. Những người viết sử đầu cơ sau này gọi đó là thời kỳ Talal “mượn bột của người khác để gột nên hồ cho chính mình”.

 

 

Là một người thuộc diện “danh gia vọng tộc”, sống trong nhung lụa và quyền quý, nhưng Alwaleed Bin Talal – một trong số hơn 5.000 hoàng tử ở đất nước Ả Rập Xê Út – vì tình yêu lạ đối với đồng tiền nên đã trở thành một nhà đầu cơ, không những thế lại còn là một nhà đầu tư trứ danh.

 

 

AlwaleedBinTalal1 Alwaleed Bin Talal vị hoàng tử yêu tiền
Hoàng tử Alwaleed Bin Talal có một tình yêu lạ đối với đồng tiền

 

Tự hào là nơi cung cấp thông tin mới sớm nhất chính xác nhất về thị trường nhà đất và tình hình các dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với website business để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệpđịnh hướng nghề nghiệp,  tình hình tài chính thế giớicách làm giàu!

 

Nam 2008, tạp chí Forbes của Mỹ xếp Alwaleed Bin Talal đứng thứ 13 trong danh sách các tỷ phú trên thế giới với tổng tài sản trị giá 20,3 tỷ USD. Bản danh sách đó chỉ xếp hạng vậy thôi chứ không lý giải được vì sao vị hoàng tử này trong thời gian gần 30 năm có được số tài sản khổng lồ ấy, không soi rọi được những bí mật được con người này dấu kín về thời gian 10 năm đầu tiên hoạt động trong thế giới đầu cơ để có được tỷ USD đầu tiên.

Mượn bột để gột thành hồ

Nếu như không ít nhà đầu cơ trứ danh khác để lại cho hậu thế những tác phẩm và phát biểu góp phần đánh bóng mạ kền cho chính thanh danh của mình, những tự bạch và triết lý về thân thế và sự nghiệp đầu cơ thì Alwaleed Bin Talal lại chủ ý giữ kín như bưng. Thế giới bên ngoài hầu như không biết gì về Talal ngoài một bức chân dung do một phóng viên của hãng truyền hình CNN dựng nên và được chính Talal kiểm duyệt. 

Người ta chỉ biết rằng, năm 1980 thì Talal 25 tuổi. Vị hoàng tử này không có nhu cầu kiếm tiền để sống nhưng lại muốn kiếm được rất nhiều tiền. Anh được người cha cấp cho 30.000 USD và một căn nhà nhỏ. Khác với những thành viên còn lại của dòng tộc cầm quyền này ở Ả rập Xê út, Talal yêu tiền từ thủa bé, yêu tiền hơn tất cả những đồ vật khác, yêu tiền cho dù không thiếu tiền để tiêu. Tình yêu đồng tiền này giống như một định mệnh đối với cậu bé Alwaleed.

Ngày nay, mỗi khi cần chứng minh cho tình yêu lạ lùng này của con trai mình, mẹ của Alwaleed là công chúa Mona thường kể rằng từ khi chưa hề biết tiêu tiền đến mãi sau này, mỗi lần được cho tiền, Alwaleed đều thể hiện cảm xúc vui mừng không tả xiết, hôn hít đồng tiền và tung tăng nhảy múa. Tình yêu đó là động lực quan trọng và quyết định nhất thôi thúc Talal kiếm tiền. Talal đến với đầu cơ vì cho rằng chỉ có đầu cơ mới giúp Talal nhanh chóng nhân gấp bội lần số tiền và giá trị căn nhà mà người cha đã cho.

Những phi vụ đầu cơ bất động sản ở Ả rập Xê út và chứng khoán ở Phố Wall đều thất bại khiến cho số tiền 30.000 USD ban đầu kia tan thành mây khói. Talal không dám xin thêm hay vay mượn tiền cha vì xấu hổ. Anh tới ngân hàng Saudi American Bank, thời đó một phần thuộc sở hữu của ngân hàng Citibank – một trong những ngân hàng quyền thế nhất thế giới. Ngân hàng này cho Talal vay 300.000 USD trên cơ sở thế chấp ngôi nhà, nhưng chủ yếu bởi Talal là một hoàng tử. Saudi American Bank đổi số tiền này lấy mối thâm tình với hoàng gia, chứ thật ra không tin rằng Talal trả lại được tiền vay.

Đầu cơ bất động sản và chứng khoán là con đường mòn đối với tất cả những ai muốn khởi nghiệp đầu cơ. Talal không làm khác. Nhưng xem ra những thất bại ban đầu đã dạy cho Talal nên người. Chỉ trong vòng có 10 năm sau khi vay được khoản tiền đó, Talal có được tỷ USD đầu tiên. Những người viết sử đầu cơ sau này gọi đó là thời kỳ Talal “mượn bột của người khác để gột nên hồ cho chính mình”.

Vào thời điểm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khoản tiền 1 tỷ USD, kinh nghiệm 10 năm trên chiến trường đầu cơ và tình yêu đồng tiền nồng cháy là những tiền đề không thể thiếu và rất thuận lợi để Talal có thể thành công hơn nữa trong hoạt động đầu cơ và tự gây dựng vị thế bất tử trong thế giới đầu cơ. Từ đó có thể làm những phi vụ lớn và những phi vụ lớn như vậy thì không thể dấu được dư luận.

Phi vụ lớn đầu tiên của Talal là việc bỏ ra một nửa tài sản để cứu chính ngân hàng đã cho mình vay tiền là Citibank. Năm 1990, kinh tế Mỹ suy thoái. Citibank đứng bên bờ vực phá sản. Không có đối tác nào muốn mua lại hay bỏ tiền ra cứu thương hiệu lừng danh này. Các cố vấn của Talal cũng khuyên Talal đứng ngoài cuộc. Nhưng có thể bởi nghĩ đến ân tình xưa chưa có dịp trả và có thể Talal muốn thử nghiệm điều mà Talal sau này cho là bí quyết đầu cơ của chính mình mà ông đã quyết định bỏ ra 590 triệu USD – một nửa tài sản của mình khi đó – để cứu Citibank.

Phi vụ lớn thứ hai là vào dịp xảy ra cuộc chiến tranh giữa Iraq và Kuwait hồi đầu thập kỷ 90. Ngày 2/8/1990, quân đội Iraq tiến vào Kuwait. Người dân ở Ả rập Xê út lo sợ cuộc chiến sẽ lây lan sang đất nước mình vì Ả rập Xê út và Iraq vốn không thân thiện gì với nhau. Giá bất động sản ở thủ đô Riad giảm xuống chỉ còn bằng một phần ba so với trước. Talal cho rằng sẽ không có chuyện xảy ra chiến tranh giữa Iraq và Ả rập Xê út vì Ả rập Xê út là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực và Mỹ sẽ không để Iraq gây chiến với Ả rập Xê út. Talal nhìn nhận trong tâm lý hoảng sợ của người dân và tình trạng an ninh hỗn độn đó cơ hội đầu cơ bất động sản. Thực tế về sau cho thấy Talal không chỉ mẫn cảm trong đầu cơ mà còn phân tích và dự báo tình hình rất chuẩn xác. Kết quả là trong phi vụ đầu cơ này Talal lãi 400%.

Bí quyết đầu cơ

Bí quyết đầu cơ của Talal không phải cái gì khác ngoài tình yêu đồng tiền. Triết lý đầu cơ của Talal là vì yêu tiền nên không được phung phí và liều lĩnh trong tiêu tiền. Cũng chính vì thế mà Talal không bao giờ coi mình là nhà đầu cơ. Để kiếm ra tiền mà không bị mất tiền thì phải suy tính kín kẽ. Đầu cơ luôn đi cùng với rủi ro nên phải trù tính và kiểm soát được rủi ro. “Nếu đầu tư hay kinh doanh với quá nhiều rủi ro thì sẽ thành đầu cơ. Tôi không phải nhà đầu cơ. Tôi chấp nhận rủi ro, nhưng trong trường hơp nào cũng có tính toán”, đó là một trong số rất ít bộc bạch được coi là bí quyết đầu cơ của Talal. Thận trọng và có nguyên tắc, tính toán và không liều lĩnh, chắc ăn chứ không tham lam – đó cũng là những biểu hiện của tình yêu đồng tiền đặc biệt của Talal: Làm sao chỉ có được thêm tiền chứ không để bị mất bớt tiền đã có.

Bí quyết đầu cơ thành công nữa của Talal là đầu cơ vào chính những thương hiệu đã thành danh. Vụ đầu tư để cứu Citibank đã giúp Talal nổi danh trên thế giới. “Tôi thường mua lại những thương hiệu đang bên bờ vực phá sản”, Talal tuyên bố như vậy. Đằng sau đó là ý đồ kinh doanh. Những thương hiệu như vậy thường được giao bán với giá thấp, nhưng một khi đã được vực lại thì gần như không mất thời gian để xây dựng thương hiệu nữa, có khác gì mua rẻ bán đắt đâu.

Ngày nay, Talal có cổ phần lớn ở rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Apple hay eBay, chuỗi nhà hàng Planet Hollywood hay hãng Motorola, chuỗi khách sạn Moevenpick hay Four Seasons. Nhiều tiền vậy nhưng Talal rất tiết kiệm. Trên thế gian này, có người tiết kiệm vì lo xa, còn Alwaleed Bin Talal tiết kiệm vì tình yêu dành cho đồng tiền, cả sống lẫn đầu cơ cũng dưới sự chi phối của tình yêu lạ lùng đó.

” Tôi không phải nhà đầu cơ. Tôi chấp nhận rủi ro, nhưng trong trường hợp nào cũng có tính toán”

Dự Án Kinh Doanh
Chuyện Doanh Nhân
Chính sách Kinh Tế
Tin Tức Doanh nghiệp
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>