Hãy lựa chọn các sản phẩm tươi, không có vết (sứt sẹo, méo mó, bầm dập…) nếu là rau củ, hoa quả. Khi mua trứng, chọn quả có vỏ sáng, không nứt, vỡ. Chọn mua thịt tại các cửa hàng thịt sạch uy tín. Không mua các loại đồ hộp đã bị phồng rộp, móp méo, mất nắp. Với các sản phẩm đông lạnh, chọn những thực phẩm được để trong khu vực lạnh và đóng tuyết trắng.
1. Cân nhắc nguồn thực phẩm
Thực tế, nhiều người tiêu dùng tin tưởng độ an toàn của thực phẩm trong các siêu thị, cửa hàng rau thịt sạch nhưng điều này không có nghĩa rằng chúng an toàn hơn các thực phẩm bày bán ở chợ. Quan trọng là bạn biết rõ xuất xứ của thực phẩm đó.
2. Tính quãng đường đi chợ
Điều này nghe có vẻ lạ nhưng thực tế nếu bạn mua các thực phẩm đông lạnh thì một quãng đường ngắn sẽ đảm bảo được độ tươi ngon cũng như hạn chế được sự xâm nhập của các vi khuẩn khi các thực phẩm này giảm độ lạnh.
3. “Kén cá chọn canh”
Hãy lựa chọn các sản phẩm tươi, không có vết (sứt sẹo, méo mó, bầm dập…) nếu là rau củ, hoa quả. Khi mua trứng, chọn quả có vỏ sáng, không nứt, vỡ. Chọn mua thịt tại các cửa hàng thịt sạch uy tín. Không mua các loại đồ hộp đã bị phồng rộp, móp méo, mất nắp. Với các sản phẩm đông lạnh, chọn những thực phẩm được để trong khu vực lạnh và đóng tuyết trắng.
4. Giữ lạnh cho thực phẩm
Khi mua các loại rau quả và thịt cá, hãy đựng mỗi loại trong một túi riêng biệt. Nên có một hộp giữ lạnh đa năng để bảo quản các thực phẩm đông lạnh từ chợ về nhà. Nếu không có hộp giữ lạnh thì cách tốt nhất là mua đồ đông lạnh ở khu vực gần nhà nhất.
5. Vệ sinh bếp núc
Rửa sạch thớt, dao; thường xuyên lau chùi tủ lạnh, giặt phơi khăn lau bát, lau bàn cũng như vệ sinh dụng cụ nhà bếp bằng xà phòng hoặc nước nóng, đặc biệt sau khi chúng tiếp xúc với thịt cá sống.
6. Tích trữ vừa phải
Không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh vì khi để lâu chúng cũng bị thối rữa. Không để thực phẩm gần các hóa chất hoặc các chất tẩy rửa gia đình. Một số loại thực phẩm như hành và khoai tây không cần phải cất trong tủ lạnh nhưng cũng không nên cất chúng ở dưới gần chậu rửa bởi chúng có thể nhiễm vi khuẩn từ các lỗ rò trên đường ống nước thải.
7. Kiểm tra bề mặt thớt
Với các loại thớt gỗ, thớt nhựa, mùn thớt và các khe là nơi sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn vì thế cần làm sạch chúng bằng nước nóng già và tốt nhất là thái đồ ăn chín bằng thớt thủy tinh.
8. Kiểm tra tủ lạnh và nhiệt độ trong tủ
Để nhiệt độ trong tủ lạnh là 4,5oC. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong tủ lạnh bằng nhiệt kế.
9. Rửa rau quả trong vòi nước chảy
Một bàn chải nhỏ sẽ rất hữu ích cho việc rửa sạch rau quả. Tuy nhiên, không nên dùng các loại nước rửa để làm sạch rau quả bởi mặc dù nước rửa rau quả được xem là một cuộc cách mạng trong an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy với nước máy bình thường cũng sạch không kém, nếu không muốn nói nước chảy liên tục là cách rửa hiệu quả, an toàn và rẻ nhất.
10. Nấu chín kỹ
Thịt phải chín hoàn toàn, không còn màu đỏ của thịt sống.
11. Cất đồ ăn thừa
Những thức ăn không ăn hết cần được đựng trong những chiếc hộp có nắp chặt và để tối đa là 3 ngày. Nếu thấy nghi ngờ thì nên vứt bỏ ngay.
12. Rửa tay
Trước khi ăn bất kỳ thứ gì, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước nóng ít nhất là 20 giây. Tương tự là khi tiếp xúc với các loại thịt cá, hải sản hoặc trứng.
BACSI.com (Theo TM)
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN